Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Truyện Thiền





Ngừng than vãn “Đời tôi khổ quá!” sau khi xem những bức ảnh này

Posted on 17 Tháng Mười Một 2015 by banmaihong
Ai trong chúng ta cũng đã từng ít nhất một lần than vãn rằng tại sao cuộc đời lại khó khăn với mình như vậy. Tuy nhiên nếu bạn vẫn có thể ngồi đó và xem những bức hình này, hãy hiểu rằng bạn vẫn đang may mắn hơn hàng triệu người khác ở ngoài kia. Hãy trân trọng những gì mình đang có và bạn sẽ thấy cuộc đời tươi sáng hơn rất nhiều.

1. Khi bạn vẫn đang mải mê chăm chút và buồn bã vì tại sao mình không có nhiều tiền mua sắm quần áo mới thì vẫn có những người đang phải đi trên những đôi giày rách bươm.

2. Nếu bạn vẫn chưa hài lòng về ngôi nhà của mình thì vẫn có những người vẫn đang mơ ước căn nhà lá của họ thôi bị dột.

3. Cuộc sống mưu sinh chưa bao giờ là dễ dàng, thậm chí là khi người ta phải làm việc ở những bãi rác như thế này!

4. Nhưng ngay cả khi cuộc đời có trái ngược với những ước mơ của con người, người ta vẫn cứ mỉm cười vượt lên trên cả số phận.

5. Và nếu có một lúc nào đó bạn nghĩ rằng sao công việc của mình nặng nhọc quá, có những việc còn nặng hơn thế gấp trăm lần.

6. Nếu với bạn học hành là một gánh nặng, thì đứa trẻ này đang phải “ngồi nhờ” ánh đèn ở 1 cửa hàng thức ánh nhanh để học cho nốt.

7. Bạn không hài lòng với công việc của mình, hàng triệu người đang thất nghiệp ngoài kia, họ thậm chí còn không có cơ hội để than vãn về điều đó.

8. Người ta vẫn thường hay nói về vấn đề lãng phí thức ăn, đúng vậy, vì còn đó rất nhiều người dân Châu Phi đang thiếu thức ăn trầm trọng.

9. Và với những người vô gia cư, một chỗ ngủ đàng hoàng cũng là một điều ước quá xa xỉ.

10. Bạn luôn than vãn về đất nước của mình, vẫn còn đang rất nhiều trẻ em ngoài kia phải sống cùng chiến tranh, bom đạn và bạo lực.

11. Vẫn còn đó rất nhiều những ánh mắt mang tên “chờ đợi”, chờ đợi về một cuộc sống khác hơn.

12. Cũng có những ánh mắt mang trong đó “khát vọng”, khát vọng được đổi đời.

Tổng hợp.
Nguồn: Webtretho.com

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015

6 THỜI ĐIỂM BẠN HIỂU THẤU QUY LUẬT CUỘC ĐỜI!

  6 THI ĐIM BN HIU TH

  QUY LUT CUC ĐI!



6 THI ĐIM BN HIU THU QUY LUT CUC ĐI!

Hàng ngày, chúng ta đều bận rộn với học hành, công việc mà quên mất rằng cuộc sống vẫn đang trôi qua ngoài kia, với những quy luật khắc nghiệt của nó.
 Sáu thời điểm sau là lúc bạn hiểu thấu những quy luật này!

1. Khi gặp hoạn nạn
Ngày thường, xung quanh ta là biết bao nhiêu anh em, bạn bè, ai cũng cười 
cười nói nói, thân thiết như chung một nhà. Đến khi ta gặp chuyện không may, có người nhiệt tình giúp đỡ, có người khoanh tay đứng nhìn, nhưng cũng không thiếu kẻ mượn gió bẻ măng. 
Bởi vậy, chỉ trong hoạn nạn, ta mới phân biệt được lòng người ngay giả, biết được ai là người quân tử, ai là kẻ tiểu nhân. Có như vậy, ta mới hiểu, thế nào là “chọn bạn mà chơi”.

2. Khi lâm bệnh nặng
Chỉ khi nào ốm đau liệt giường, ta mới thấm thía hết tầm quan trọng của sức khỏe.
 Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của con người, những thứ khác đều chỉ đáng xếp sau. Nếu không có sức khỏe thì giàu sang, phú quý cũng đều là vô nghĩa. 
Chính vì thế, chỉ khi thoát cơn bạo bệnh, con người mới học được cách trân trọng sức khỏe, cũng như coi nhẹ của cải vật chất – những thứ mà ngày thường ta vẫn điên cuồng theo đuổi.

3. Khi bị mất chức quyền
Khi ta ở đỉnh cao danh vọng, chức trọng quyền cao thì luôn được săn đón bởi 
biết bao nhiêu người. Nhưng một khi quyền lực đã không còn trong tay thì cục diện hoàn toàn thay đổi. Những kẻ xu nịnh trước kia, nay nhìn thấy ta cũng coi như không quen biết. Những người tưởng chừng như anh em thân thiết bỗng cũng hóa xa lạ, lạnh lùng. 
Vì thế, dù có được công danh, bạn cũng đừng nên vội đắc ý trước những lời ngợi ca, tâng bốc. Hãy học cách sống khiêm nhường để không bị sự tự cao che mờ mắt, khiến ta trở nên ích kỷ và thiển cận.

4. Khi đã về hưu
Nhiều người sau khi về hưu mới có thời gian ngồi ngẫm nghĩ lại cuộc đời mình. 
Tham gia công tác nhiều năm, vì ham chức ham quyền mà cấp trên chèn ép cấp dưới, vì muốn thăng quan tiến chức mà đồng nghiệp đấu đá lẫn nhau. 
Thế nhưng, những thứ đạt được cũng chỉ là vật ngoài thân, người mất đi rồi cũng chẳng mang theo được. 
Dù là lãnh đạo hay nhân viên, cấp trên hay cấp dưới, đến cuối cùng chẳng phải cũng đều về hưu sao? Sớm biết chẳng có gì khác nhau thì trước đây hà tất phải tranh đấu? Hãy làm tốt việc của mình, đối xử chân thành với người khác, đó mới là việc nên làm.

5. Khi rơi vào cảnh ngục tù
Con người có thể ngộ ra điều gì khi bị giam giữ trong bốn bức tường nhà ngục?
 Đó chính là “ác giả ác báo”. Luật pháp không phải trò đùa, người làm việc xấu sẽ phải đền tội, chỉ là quả báo đến sớm hay muộn mà thôi. 
Nếu một người không chịu tu thân dưỡng tính, chỉ chuyên hãm hại người khác để tư lợi cá nhân thì sẽ có ngày chịu sự trừng phạt. Giam giữ - hình phạt tưởng chừng như nhẹ nhàng nhất cũng chính là cách tước đoạt đi thứ quý giá nhất của con người, đó là sự tự do.

6. Khi sắp trút hơi thở cuối cùng
Trớ trêu thay, lâm chung là lúc con người trở nên thông suốt nhất. 
Cuộc đời này quá ngắn mà cũng quá dài. Mọi ân oán tình thù đều chỉ như mây khói, ta hà tất phải cố chấp với chúng mà không học cách buông bỏ?
 Khi đã hiểu được đạo lý ấy cũng là lúc con người có thể nhắm mắt xuôi tay, ra đi thanh thản.


     Ba Do

Cuộc sống và hình ãnh đẹp

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

ĐỜI NGƯỜI CHIẾC LÁ

ĐỜI NGƯỜI CHIẾC LÁ

            Những ngày cuối tháng 10, Đất Thánh các Giáo xứ đông người đi tảo mộ.  Bên người thân yêu đang an nghỉ, con cháu, thân nhân thành kính đốt nến thắp nhang, hiệp thông cầu nguyện.Description: beautiful-gothic-autumn-grave Mỗi chiều, tôi ra Đất Thánh của Giáo xứ cùng mọi người dọn dẹp cỏ rác, phát quang bụi rậm, sữa sang lễ đài, chuẩn bị cho ngày lễ các đẳng linh hồn.
Nhìn những chiếc lá vàng rơi rụng khắp Nghĩa Trang, tôi nghĩ về mùa thu, nghĩ về đời người và chiếc lá.
Nhớ bài thơ của thi sĩ Lưu Trọng Lư:
Em nghe không mùa thu.
Lá thu rơi xào xạc.
Con nai vàng ngơ ngác.
Đạp trên lá vàng khô.
(Tiếng thu)
         
          Màu vàng của lá, màu úa của cỏ, nắng nhạt gió chiều là hình ảnh đặc trưng của mùa thu.  Mùa "chịu tang" của những chiếc lá vàng.  Ngồi nhìn lá rơi, mỗi chiếc lá chọn cho mình một cách "chia tay."  Có những chiếc lá ra đi trong sự quằn quại khổ đau, dùng dằng bịn rịn như thể không muốn lìa cành; có những chiếc lá "hấp hối" loạng choạng buông mình cách nặng nề nghiêng ngả trên mặt đất.  Lại có những chiếc lá ra đi cách nhẹ nhàng trong dáng điệu thướt tha buông mình theo gió.  Những chiếc lá khác không bàng hoàng hối hả mà chậm rãi, thanh thản, an nhiên rơi mình trên thảm cỏ xanh như thể một bông hoa say trong giấc ngủ yên lành.  Một đời lá mong manh, chóng tàn phai rụng xuống.  Mới đó, lá còn xanh tươi, mà nay đã úa vàng lìa cành.
         
          Đời người có khác chi một chiếc lá cuối thu.  Có những người ra đi trong bấn loạn, hối tiếc, khổ đau, nặng nhọc.  Lại có người ra đi về với cội nguồn một cách thanh thản nhẹ nhàng thanh thản.  "Lá rụng về cội."  Lá rơi bên gốc cây.  Lá chờ đợi một quá trình sinh học để trở thành dinh dưỡng nuôi cây.  Lá góp thân xác tàn úa để trả ơn cho cây.  Đời lá ngắn ngủi mà đầy ý nghĩa nhân sinh.

          Nhìn lá vàng rơi, ta nhớ lời Thánh Kinh: "Có thời sinh ra, có thời chết đi" (Gv 3,2).  Mỗi loài thụ tạo đều có thời hạn của nó.  Đời người như chiếc lá mỏng manh, ngắn ngủi.  Chỗ dựa trần gian chẳng an toàn vững chắc. Tiền bạc vật chất, bằng cấp, kiến thức, chức quyền đều chóng tàn phai.  Sức khoẻ, sắc đẹp hao mòn rồi rệu rã theo tuổi đời năm tháng.

          Nhìn lá vàng rơi, ta nhận ra sự thật cay đắng nhất của đời người là sự chết.  Nó chẳng từ ai, chẳng thương tiếc ai.  Nó đến bất ngờ làm ta bang hoàng.  Phải bỏ lại tất cả mọi thứ ta gắn bó và gom góp suốt đời để ra đi với hai bàn tay trắng.  Cái chết của mỗi người là một chuyến đi cuối cùng.  Một chuyến đi quyết định và quan trọng.  Một chuyến đi vĩnh viễn không bao giờ trở lại.  Một chuyến đi một vài tuần về thăm quê nhà, một chuyến đi nghỉ hè đôi ba ngày... tôi đã phải sắp xếp chuẩn bị nhiều ngày, có khi nhiều tuần ....  Nhưng tôi đã chuẩn bị được những gì cho chuyến đi cuối cùng và thật quan trọng của cuộc đời tôi?  Tôi có nỗ lực để xắp xếp chuẩn bị cho chuyến đi vĩnh viễn và không bao giờ trở lại này không?
         
          Nhìn lá vàng rơi, ta nhớ lời Thánh Vịnh: "Đời sống con người giống như cây cỏ, như bông hoa nở trên cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc không còn mang vết tích" (Tv 102,15-16).  Dù văn minh đến dâu, con người vẫn không thắng nổi cái chết bằng sức mạnh của khoa học kỹ thuật.  Giàu nghèo sang hèn, trí thức hay bình dân, văn minh hay lạc hậu... ai ai rồi cũng phải chết.  Đứng trước cái chết, mọi người đều bình đẳng.  Sống là chuẩn bị cho con người đi về với cái chết.  Suy tư về cái chết là suy tư về sự sống.  Chết là một phần của sự sống bởi lẽ trong sự sống đã có sự chết.  Nó là cánh cửa nối liền hai thế giới như cửa sông đưa giòng nước vào nguồn biển rộng.  Cứ theo định luật tự nhiên, con người được sinh ra, lớn lên, già đi và chết.  Đó là định luật chung của con người.  Không ai có thể sống mãi mà không chết.  Các vua chúa ngày xưa đã cố công đi tìm thuốc trường sinh bất tử nhưng họ cũng chết.  Để sống cách trọn vẹn, phải can đảm chấp nhận sự sống lẫn sự chết.  Đời người ngắn ngủi như chiếc lá như lời Thánh Vịnh:

Đời con là một kiếp phù du,
Loài người Chúa dựng nên thật mỏng manh quá đỗi.
Sống làm người ai không phải chết,
Ai cứu nổi mình thoát quyền lực âm ty?
(Tv 88,48-49)

          Con người không có quyền gì trên sự chết và sự sống.  Sống và chết là kỳ công và đều bởi Thiên Chúa.  Sự sống là mong manh, thế mà Thiên Chúa lại phải đánh đổi bằng máu của các tiên tri, bằng mạng sống của Con yêu dấu là Chúa Giêsu.

          Nhìn lá vàng rơi ta nghĩ về cuộc đời lữ thứ.  Xin đừng mưu mô tính toán mà làm gì.  Xin đừng chia rẽ và thù ghét làm chi.  Cuộc đời này thật ngắn, tiền bạc trên thế gian này nhiều lắm, bàn tay ta có tham mấy cũng chẳng vơ vét hết được.  Rồi đến lúc bàn tay xuôi xuống, lạnh cóng, cô đơn, chẳng nắm giữ được gì.

          Để có được sự ra đi trong thảnh thơi nhẹ nhàng và đong đầy niềm tin hy vọng ngày mai tươi sáng, ta hãy định nghĩa cuộc đời mình bằng sự "hiện hữu", đừng bao giờ là sự "sở hữu".  Ta hãy chọn phương châm "sống với" chứ đừng "sống vì".  Thấu cảm được ý nghĩa về cuộc đời thì ta mới nhẹ nhàng, thanh thản ra đi mà không vướng bận, không ưu phiền.  Như ai đó đã từng nói: "Ngày ta sinh ra đời, mọi người cười ta khóc.  Hãy sống như thế nào để khi ra đi mọi người khóc ta cười".

LM Giuse Nguyễn Hữu An